Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Các bạn đã từng nghe nói đến khí cụ TPA trong niềng răng bao giờ chưa? Nếu bạn đang có ý định niềng răng thì bạn không nên bỏ qua bài viết này. Rich Dental sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại khí cụ TPA được sử dụng trong chỉnh nha để bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi bác sĩ chỉ định gắn TPA cho ca niềng răng của bạn. Theo dõi ngay nhé!

Khí cụ TPA có tác dụng gì?

TPA là loại khí cụ chuyên biệt trong quy trình chỉnh nha. TPA còn có tên gọi khác là cung ngang khẩu cái, với tác dụng giữ khoảng răng và duy trì khoảng do các răng hàm sữa thứ 2 của hàm trên mất sớm mà các răng trưởng thành tương ứng chưa mọc để dự phòng lệch răng.

Khí cụ cung ngang khẩu cái – TPA có cấu tạo bao gồm 1 cung ngang được hàn chặt hoặc có khớp nối với 2 khâu răng hàm lớn thứ nhất của hàm trên, nhằm hạn chế sự dịch chuyển vế phía gần của 2 răng này.

Khí Cụ TPA

Trường hợp nào thì cần dùng khí cụ TPA

Bác sĩ sẽ chỉ định những trường hợp có khoảng do các răng hàm sữa 1 hoặc 2 hàm trên mất sớm tiến hành đặt cung ngang khẩu cái. Còn đối với những trường hợp 2 răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên đã mọc nhưng chưa đủ chiều cao thân răng thì bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ khác hoặc phương pháp khác để thay thế.

Quy trình thực hiện gắn TPA như thế nào?

Tùy theo mỗi tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng 1 trong 2 quy trinh dưới đây:

Quy trình sử dụng TPA chế tạo sẵn để giữ khoảng

  • Bước 1: Chọn và thử band có ống lắp TPA
  • Bước 2: Chọn và thử TPA trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh
  • Bước 3: Thử band và TPA trên miệng người bệnh sao cho band sát khít và cung TPA cách đều vòm miệng ít nhất 2 – 3mm
  • Bước 4: Tiến hành gắn band và TPA cố định theo các bước. Đầu tiên cách ly và khử khuẩn vùng răng cần gắn. Tiếp theo đặt band cố định bằng xi măng nha khoa. Cuối cùng lắp TPA vào 2 band đã gắn.

>>>>>Cùng xem câu trả lời: Bắn vít niềng răng để làm gì?

Quy trình sử dụng TPA cá nhân để giữ khoảng

Lần hẹn thứ nhất

  • Bước 1: Chọn và thử band trên mẫu thạch cao cứng đã lấy dấu của người bệnh
  • Bước 2: Gắn band và lấy dấu
  • Bước 3: Đổ mẫu bằng thạch cao cứng sau đó chuyển tới phòng labo để chế tạo TPA
  • Bước 4: Đặt lại chun tách kẽ cho người bệnh

Lần hẹn thứ 2

  • Bước 1: Kiểm tra TPA có đủ tiêu chuẩn về kích thước và hình dáng hay chưa
  • Bước 2: Gắn band và TPA cách đều vòm miệng ít nhất từ 2 – 3mm.
  • Bước 3: Điều chỉnh và kiểm tra khớp cắn
  • Bước 4: Cố định phức hợp band – TPA lên răng hàm bằng xi măng nha khoa

Khí cụ TPA hằn dấu trên lưỡi có sao không?

Tùy theo tình trạng răng miệng và kế hoạch điều trị của mỗi người mà bác sĩ chỉ định gắn TPA để giữ khoảng là bao lâu. Thông thường thời gian gắn TPA trung bình từ 1 – 3 tháng. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân sau khi đeo TPA sẽ có vết hằn trên lưỡi theo hình dưới đây.

Vết hằn khí cụ TPA trên lưỡi

Theo bác sĩ chuyên khoa giải thích thì đây chỉ là hiện tượng hết sức bình thường mà bất cứ bệnh nhân nào gắn TPA cũng gặp phải. Nhưng các bạn cứ yên tâm, vì đây chỉ là hiện tượng tạm thời nên sau khi tháo TPA thì vết hằn cũng sẽ biến mất mà không gây ra sự nguy hại nào đến sức khỏe.

Các biến chứng khi đeo TPA và cách xử lý an toàn 

Các biến chứng có thể gặp phải khi đeo khí cụ TPA như tổn thương niêm mạc vòm miệng do bị lún hoặc gãy cung TPA thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ phức hợp band – TPA, điều trị lành vết thương và thực hiện gắn TPA lại.

Một trường hợp nữa là viêm quanh răng – các răng gắn band do lún band, cách xử lý là tháo band và điều trị viêm nhiễm sau đó chờ vết thương liền rồi gắn lại.

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các thông tin cần thiết về khí cụ TPA-cung ngang khẩu cái trong niềng răng. Nếu bạn còn câu hỏi nào thắc mắc về loại khí cụ này hoặc liên quan đến dịch vụ chỉnh nha tại Rich Dental, hãy gọi vào số 0987 26 01 99 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *